Một số khái niệm chính Ký_sinh

Sán lá Schistosoma mansoni là một Nội ký sinh trùng sống trong máu người.
  • Vật chủ hay ký chủ: là những sinh vật bị ký sinh, tức là bị ký sinh trùng chiếm sinh chất, trong quan hệ này, vật chủ là đối tượng bị thiệt hại, ví dụ khi người bị nhiễm giun thì người là vật chủ, giun là vật ký sinh.
  • Ký sinh bắt buộc (obligate) hay ký sinh vĩnh viễn: Vật ký sinh suốt đời sống trong hoặc trên vật chủ, ví dụ như giun đũa.[6]
  • Ký sinh tùy ý (facultative) hay bán ký sinh, ký sinh tạm thời: Vật ký sinh có thể sống tự lập với mức độ khác nhau, khi tìm gặp được vật chủ thích hợp thì mới bám vào vật chủ để lấy dinh dưỡng, ví dụ như muỗi đốt người khi đói.
  • Ký sinh bậc cao (hyperparasite): Vật ký sinh lên vật chủ mà chủ này cũng là một ký sinh trùng. Hình thức ký sinh trùng này đặc biệt phổ biến đối với ký sinh trùng côn trùng [7].
  • Ngoại ký sinh trùng (ectoparasite): Vật ký sinh sống ở ngoài cơ thể vật chủ, như da, tóc móng, ví dụ như nấm sống ở da [8].
  • Nội ký sinh trùng (endoparasite): Vật ký sinh sống trong cơ thể vật chủ, ví dụ như giun sán trong ruột [9]. Những ký sinh sống trong mô hay máu thì chia ra:
    • Ký sinh nội bào (intracellular parasite): Vật ký sinh sống trong tế bào, như ký sinh trùng sốt rét.
    • Ký sinh giữa các tế bào (intercellular parasite): Vật ký sinh sống giữa các tế bào, như giun kim, sán lá Trematoda.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ký_sinh http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1046/j.1095-... http://www.colostate.edu/Depts/CoopExt/TRA/dodder.... http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perse... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11442193 http://www.oie.int/doc/ged/d8933.pdf http://www.biology-online.org/dictionary/Hyperpara... //dx.doi.org/10.1016%2Fj.palaeo.2014.06.028 //dx.doi.org/10.1016%2Fj.palaeo.2014.08.021 //dx.doi.org/10.1017%2Fs003118200001698x